Contents
An yên giữa chốn phồn hoa đô thị với phong cách nội thất minimalist
Bạn thường nghe mọi người nhắc đến phong cách nội thất Minimalist và hình ảnh thường thấy của các tác phẩm hay công trình theo trường phái này thường hạn chế tối đa việc sử dụng nhiều tông màu, cũng như không có các họa tiết trang trí cầu kỳ.
Vậy phong cách thiết kế này từ đâu mà có? Bản thân nó mang ý nghĩa hay thông điệp gì? Làm thế nào để áp dụng được vào thiết kế nội thất chung cư hay nhà phố một cách dễ dàng? Bài viết sau sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc và hướng dẫn cách áp dụng cho bạn.
Tìm hiểu phong cách nội thất Minimalist đốn tim giới trẻ
Chủ nghĩa Tối giản là gì?
Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism) – có thể hiểu là đi đến tận cùng của sự đơn giản, tức loại bỏ các chi tiết dư thừa đến hết mức có thể nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công năng lẫn thẩm mỹ. Phong cách tối giản có ảnh hưởng rộng lớn ở khắp mọi nơi từ kiến trúc, nội thất, hội họa, nhiếp ảnh, thời trang cho đến sự ra đời và hình thành nên một phong cách sống khiến cả thế giới phải say mê.
Trào lưu Tối giản hình thành từ đâu?
Minimalism được biết đến lần đầu tiên trong nghệ thuật Phương Tây từ sau Thế Chiến II. Nhưng chỉ đến khoảng những năm 1960 và đầu những năm 1970 tại New York-Mỹ, Minimalism mới trở thành một phong trào nghệ thuật được ưa chuộng.
Phong cách tối giản có nguồn gốc từ sự thuần khiết và cô đọng của Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism). Chúng ảnh hưởng đến hầu hết các loại hình nghệ thuật và công nghệ, tối giản đã trở nên phổ biến hơn trước.
Tuy nhiên, Nhật Bản mới là nơi tiên phong ứng dụng chủ nghĩa này một cách triệt để và biến chúng thành một triết lý – một phong cách sống Tối giản khiến toàn thế giới học theo. Phong cách này giải quyết các vấn đề như không gian sống eo hẹp, vấn nạn thiên tai và phản đối chủ nghĩa tiêu dùng trong cuộc sống của người Nhật. Và người theo chủ nghĩa Tối giản này và ứng dụng chúng trong lối sống của mình được gọi là Minimalist.
6 Nhánh phong cách Tối giản khiến nhiều người nhầm lẫn
Người Tối giản nghệ thuật (Aesthetic Minimalist)
Người theo phong cách này thường sử dụng gam màu trắng đen làm chủ đạo và ứng dụng nó cho cả thời trang, nội thất … trong cuộc sống của mình. Không gian và ánh sáng là hai yếu tố quan trọng trong nhánh này.
Người Tối giản tối đa (Fundamental Minimalist hay Essential Minimalist)
Là những người có tôn chỉ loại bỏ hết tất cả những yếu tố dư thừa và ít cần thiết trong cuộc sống, chỉ sử dụng những món đồ có công cụng đa năng, bền và cơ bản nhất để ứng dụng trong nhiều trường hợp.
Người Tối giản để trải nghiệm (Experiential Minimalist)
Đây là những người theo chủ nghĩa “xê dịch”, họ thích nâng cao chất lượng và trải nghiệm cuộc sống thông qua những chuyến đi. Việc sở hữu ít đồ đạc sẽ giúp họ thuận tiện trong việc di chuyển cũng như sống ở nhiều vị trí địa lý khác nhau dễ dàng hơn.
Người Tối giản tinh thần (Mindful Minimalist)
Việc sở hữu nhiều đồ đạc khiến con người rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, khiến mọi người tinh rằng họ thực sự cần đến những món đồ này. Ngoài ra, chúng còn khiến ta cảm thấy đau đớn khi bị mất một vài món đồ và bị trói buộc về mặt tinh thần.
Mục đích của việc tối giản tinh thần ngoài loại bỏ sự căng thẳng khỏi tâm trí thì việc cắt giảm đồ đạc sẽ giúp con người thấy giải tỏa tinh thần, tận hưởng được nhiều niềm vui trong cuộc sống và hiểu được điều gì thật sự cần thiết với mình.
Người Tối giản vì môi trường (Sustainable Minimalist)
Để theo đuổi được cách sống này là điều không dễ dàng. Một lối sống zero – waste (lối sống không rác thải) là một lối sống cần nhiều sự nỗ lực, trong đó việc sử dụng các thực phẩm hữu cơ, tái sử dụng đồ đạc và không xả rác ra môi trường chỉ mới là bước đầu.
Người Tối giản đạm bạc (Thrifty Minimalist)
Người Tối giản đạm bạc với nguyên tắc tiết kiệm thông qua việc tối giản đồ đạc và ngân sách chi tiêu để đảm bảo mục tiêu tài chính. (Theo Apartment Therapy)
Các đặc trưng cơ bản của phong cách Tối giản Nhật Bản trong thiết kế nội thất
Dù phong cách Tối giản Nhật Bản hay trên toàn thế giới đều có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Less is more
Đó là sự khởi nguồn, tư tưởng, triết lý và là nguyên tắc chủ đạo mà kiến trúc sư Mies van der Rohe đã đề ra. Đối ngược lại với trường phái cổ điển và nhiều trường phái khác làm đầy, làm đẹp, làm hoàn thiện kiến trúc bằng những chi tiết, bằng trang trí nội thất; kiến trúc tối giản tự hoàn thiện và hướng tới sự hoàn mỹ bằng những gì ít nhất có thể – đó chính là nhiều.
Hướng tới giá trị của không gian
Kiến trúc tối giản hướng tới giá trị và tạo lập không gian chặt chẽ, khúc chiết, cô đọng, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng. Sự đơn giản của hình thức tổng thể, tiết chế trong sử dụng vật liệu, màu sắc… nhằm đem lại tính tập trung vào không gian và đưa chúng thành nội dung chủ đạo của công trình.
Không gian tối giản có tính cân bằng, tĩnh tại, thuần khiết, được tạo nên bởi những mảng tường, mảng trần phẳng, đồng nhất, những đường thẳng, những hình khối đơn giản và những khoảng trống lớn. Việc loại bỏ, hạn chế các chi tiết, màu sắc, những thứ không cần thiết nhằm hướng sự tập trung cho không gian. Và chính không gian mới là thứ tạo nên xúc cảm chứ không phải bởi những chi tiết khác.
Hướng tới bản chất và bản ngã
Về mặt hình thức, có thể nhận thấy kiến trúc tối giản mang lại sự khô cứng, nhàm chán và đơn điệu, thậm chí tạo cảm giác lạnh lùng cho người mới tiếp xúc. Nhưng bản chất của kiến trúc không nằm ở cái vỏ bề ngoài.
Để cảm nhận được vẻ đẹp của chúng, ngoài đôi mắt, phải cần có một tư duy rộng mở, khám phá. Một công trình tối giản đẹp là khi chủ nhân của chúng hiểu rõ được bản ngã của mình, và kiến trúc sư chuyển hoá bằng ngôn ngữ thông qua kiến trúc và nội thất để mang đến một không gian có công năng phù hợp với gia chủ.
Kiến trúc nội thất tối giản còn thể hiện tinh thần Thiền tông Nhật Bản (Zen). Zen truyền tải những tư tưởng tự do và bản chất cuộc sống. Phong cách thiết kế nội thất Tối giản hướng tới và đề cao bản chất của không gian và vật liệu.
Nghệ thuật ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố cấu thành nên nghệ thuật kiến trúc và nội thất. Với nội thất Tối giản, ánh sáng rất quan trọng và càng có ý nghĩa hơn, nhất là ánh sáng tự nhiên. Màu sắc ở phong cách tối giản hạn chế nên ánh sáng là một thành phần chủ đạo để trang trí và tạo nên giá trị thẩm mỹ thông qua hiệu ứng thị giác.
Ánh sáng tự nhiên luôn biến đổi và làm thay đổi những cảm nhận, cảm xúc của người đứng trong không gian đó. Ánh sáng được chủ định trong thiết kế để nhấn mạnh những khu vực chính hay làm nổi bật hình khối kiến trúc, nội thất. Ánh sáng nhân tạo cũng được nghiên cứu rất kỹ để diễn tả cấu trúc không gian và những nội thất Tối giản Nhật Bản.
Ứng dụng của phong cách thiết kế nội thất Tối giản
Kiến trúc Tối giản ở Việt Nam được ứng dụng khá nhiều như thiết kế nội thất văn phòng, nhà phố, chung cư…
Thiết kế chung cư phong cách Tối giản
Phong cách tối giản không kén chọn về diện tích căn hộ trang trí, tuy nhiên nó thường được các bạn trẻ sở hữu căn hộ diện tích nhỏ đặc biệt ưa chuộng bởi ứng dụng của nó rất phù hợp. Với chủ nghĩa tối giản, sự giản lược cũng có những quy chuẩn riêng của nó.
Không chỉ là giảm bớt về số lượng, mà sự lược bớt này phải có quá trình chọn lọc kỹ càng về kiểu dáng, màu sắc, đường nét, hình khối… tất cả sự lựa chọn cuối cùng phải phải có sự tinh tế và đảm bảo công năng để một thiết kế nội thất căn hộ đẹp tối giản.
Thiết kế nội thất nhà phố với nội thất Tối giản Nhật Bản
Xây dựng nhà phố theo phong cách thiết kế nội thất Tối giản hướng tới một không gian sống tuyệt vời, bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí dễ chịu, mát mẻ với hệ thống kết cấu độc đáo của căn nhà. Những bề mặt như tường, sàn, trần luôn sạch sẽ và hài hòa theo một thể, bạn nên sơn màu sắc hài hòa như trắng, xám và kem. Mọi không gian nên sử dụng nội thất mang tính tiện dụng cao với thiết kế tinh giản nhất.
Thiết kế văn phòng với nội thất gỗ Tối giản
Thiết kế văn phòng theo phong cách nội thất Minimalist đang tạo được nhiều ấn tượng khác biệt so với những phong cách thiết kế khác. Chỉ với những chi tiết đơn giản, không gian văn phòng đã trở nên thật khác biệt.
Các vật dụng, chi tiết phải được lựa chọn một các tinh tế và kỹ lưỡng để tạo được sự kết hợp hài hòa và chỉ nên chọn lựa những kiểu dáng thông dụng, hình dáng không quá cách điệu, nhiều chi tiết. Đặc biệt màu sắc của những đồ nội thất này phải được tính toán từ trước để phù hợp với màu sắc của văn phòng.
Sau khi tìm hiểu xong bài viết chi tiết về phong cách nội thất Minimalist trên, bạn đã có ý tưởng trang trí cho thiết kế nội thất nhà phố, căn hộ và văn phòng… của mình như thế nào chưa? Hãy comment đặc trưng và loại phong cách Tối giản mà bạn thích nhất ở dưới nhé. Like và share nếu bạn thấy bài viết bổ ích.
Bài viết liên quan:
- Thiết kế nội thất chung cư đẹp | Thi công nội thất căn hộ trọn gói, giá rẻ
- Phong cách monochrome là gì? Hiệu quả khi vận dụng thiết kế nội thất
- Phong cách Indochine là gì? Đặc điểm của nội thất phong cách Đông Dương
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng và Nội Thất Kiến Trúc Cộng
Miễn phí 100% phí thiết kế nội thất ngay hôm nay
Hotline: 0333 088 889 (zalo)
Mail: info@kientruccong.com