Rate this post

Ngày nay, chỉ cần một chút sơ suất thì vấn đề cháy nổ có thể xảy ra bất ngờ và nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía khác nhau. Để tránh những thiệt hại này thì sơn chống cháy sẽ là một sự lựa chọn tốt nhất. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về sơn chống cháy là gì nhé!

Xem thêm: Sơn chống rỉ là gì? Nên mua sơn lót chống rỉ ở đâu tốt nhất?

Sơn chống cháy là gì?

Sơn chống cháy là những loại vật liệu giúp phòng cháy có hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Chúng được cấu tạo bởi hợp chất Acrylic (hoặc Epoxy), vỏ trấu và các loại phụ gia hóa chất khác. Sau khi phủ lên những vật liệu cần chống cháy, sản phẩm này sẽ giúp hình thành một lớp bảo vệ giúp kết cấu vật liệu tránh được những tác động từ lửa. Đồng thời, giúp chịu được nhiệt độ lâu hơn khi xảy ra cháy nổ, kéo dài thời gian để lực lượng cứu hỏa tới kịp thời.

Ngoài ra, sản phẩm này với tính năng cảm biến nhiệt độ rất tốt, sau đó tự động tăng độ dày màng sơn lên gấp nhiều lần. Quá trình này nhằm tạo ra bức tường ngăn chặn nhiệt độ ngọn lửa tiếp xúc với bề mặt sắt thép. Từ đó sản sinh ra các khí không bắt lửa và không gây độc hại. Các loại sơn chống cháy giúp duy trì nhiệt độ kết cấu thép luôn dưới 400oC nhằm đảm bảo khung nhà đứng vững chắc lên đến 2-3 giờ khi xảy ra hỏa hoạn.

Sơn chống cháy là gì?
Sơn chống cháy là gì?

Sơn được dùng dưới bề mặt nào và cơ chế hoạt động ra sao?

Sơn được dùng dưới bề mặt nào?

Một số bề mặt có thể sử dụng được sơn chống cháy, đó là:

  • Nền bê tông.
  • Gỗ.
  • Tường nhà.
  • Bề mặt có kết cấu sắt thép,…

Đặc biệt quan tâm đến các công trình nhà ở nên sử dụng biện pháp sơn chống cháy. Đối với những ngôi nhà san sát nhau rất dễ xảy ra những tình trạng không đáng có bởi cháy có thể lan truyền khi có sự cố điện ập đến. Ngoài ra, các khu chung cư, nhà xưởng, trường học,… cũng nên áp dụng phương pháp này để tránh tuyệt đối tính trạng sự cố đáng tiếc xảy ra rồi mới tìm cách khắc phục hậu quả.

Xem thêm: Sơn inox là gì? Sơn inox có tốt không?

Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy

Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy
Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy

Tùy vào chất lượng sơn và nhu cầu của công trình mà sơn có thể chống cháy nổ trong thời gian từ 1 tiếng, 1 tiếng 30 phút, 2 tiếng, 2 tiếng 30 phút hoặc lên đến 3 tiếng. Sơn cơ chế hoạt động chung như sau:

  • Ở nhiệt độ bắt đầu là 150 độ C, chất xúc tác sẽ tạo phản ứng và tạo ra Acid Phosphoric.
  • Ở nhiệt độ lớn hơn 300 °C, các khí không bắt lửa sẽ được sinh ra đồng thời tạo lên một lớp đất có hình dạng tổ ong. Các khí cùng với lớp đất này có tác dụng cách nhiệt hiệu quả.
  • Trong trường hợp nhiệt độ bắt đầu lớn hơn 500 °C, thì một chất tương tự gốm được hình thành nhờ sự kết hợp của các chất trong màng sơn.
  • Khi nhiệt độ cao hơn quá trình cacbon hoá, một lớp cách ly sẽ được hình thành giúp làm giảm nhiệt độ trên bề mặt.
  • Khi lớp nhựa sơn chống cháy được chảy mềm, thì một lớp sơn gốm chắc sẽ được hình thành, chịu được nhiệt độ trong khoảng hơn 1000 °C. Lớp sơn gốm chắc này có vai trò làm giảm nhiệt độ bề mặt, chịu được mài mòn và tạo thêm chất kết dính.
  • Khi chất kết dính mềm ra thì có một lớp vỏ giãn nở hơn 80 lần thông thường được hình thành trên bề mặt sơn. Khi đó khí CO2 không thoát được ra ngoài vì bị giữ lại.

Với khả năng ngăn sự di truyền của lửa, chặn nhiệt lượng truyền tải khi lửa tiếp xúc với bề mặt có sơn giúp bảo vệ được các thiết bị, tài sản trong nhà, trong xưởng. Ngoài ra, hạn chế sự biến dạng của các thiết bị đồ vật do lửa gây nên. Vì vậy, sản phẩm rất được khuyên dùng.

Quá trình chống cháy thậm chí có thể dài hơn được từ 3 đến 4 tiếng, nhờ mức độ giãn nở của màng sơn khi gặp nhiệt độ cao. Ta thấy, ở mỗi giai đoạn thì lớp chống cháy sẽ phát huy mỗi tác dụng khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giúp giảm tối thiệt hại về con người và tài sản.

Xem thêm: Tìm hiểu nhiều hơn về gỗ MFC trong sản xuất ngành nội thất

Đặc điểm nổi bật của sơn chống cháy

Đặc điểm nổi bật của sơn chống cháy
Đặc điểm nổi bật của sơn chống cháy
  • Dễ dàng sử dụng, đem lại hiệu quả và tính an toàn cao.
  • Ứng dụng được cả trong và ngoài trời.
  • Chịu được nhiệt độ lên tới hơn 1000˚C và thời gian chống cháy có những hãng lên tới hơn 3h.

Hy vọng qua bài viết trên của Kiến Trúc Cộng sẽ mang lại những thông tin bổ ích về sơn chống cháy. Nếu còn có thắc mắc nào khác, bạn có thể để lại phản hồi dưới phần bình luận để được giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện0333 088 889